Kết quả tìm kiếm cho "nuôi cá thát lát cườm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 28
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Những nông dân chân đất chuyên lặn vét bùn dưới đáy ao, hầm nuôi cá nói vui với nhau, đây là nghề “ăn cơm dương gian, làm chuyện âm phủ”. Hàng ngày, họ trầm mình xuống đáy nước tăm tối, cơ cực mưu sinh để nuôi gia đình.
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Phú Tân được nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, OCOP còn tạo ra cơ hội hợp tác, kết nối giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Từ lâu, vùng nuôi cá ven sông Hậu thuộc xã Phú Bình, Hòa Lạc (huyện Phú Tân) được mệnh danh là “thủ phủ” cá nàng hai (thát lát cườm). Bởi, mỗi năm ngư dân ở đây cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 tấn cá thương phẩm vang xa khắp vùng.
Là huyện thuần nông, các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp. Địa phương đã tranh thủ các chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng hành với người sản xuất để kết nối thị trường, quảng bá sản phẩm nói chung; các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và tiêu biểu nói riêng.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc nuôi cá thát lát, gia đình chị Châu Thị Thùy Diễm (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm từ cá thát lát ướp gia vị. Sản phẩm đang được người tiêu dùng đón nhận và có đầu ra ổn định. Việc phát triển sản phẩm chả cá thát lát còn góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
Nhằm giúp người dân, cơ sở sản xuất - kinh doanh phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, huyện Phú Tân tập trung triển khai các giải pháp nhằm phát huy giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường rộng lớn. Đồng thời, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, tạo động lực phát triển các sản phẩm truyền thống theo hướng chuyên sâu.
Chiếc vỏ lãi nổ máy chan chát, lướt nhanh trên mặt nước đưa chúng tôi trải nghiệm đánh bắt cá, tôm trên đồng lũ. Khung cảnh khai thác sản vật thật nhộn nhịp, tạo nên bức tranh đa sắc trong mùa nước nổi.
Từ lâu, con cá vồ đém sông đã trở thành sản vật đặc trưng của miền châu thổ Cửu Long. Mỗi khi nhắc đến, người ta luôn bồi hồi, nhớ nhung về những món ngon, mang hương vị phù sa của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.
Nhờ duy trì tốt hoạt động thả cá kết hợp tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm khai thác thủy sản, An Giang đang góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm. Để đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi sự chung tay cùng ý thức của cả cộng đồng.
Với giá bán dao động từ 70.000 - 150.000 đồng/kg, cá thát lát cườm trở thành đối tượng thủy sản giúp nhiều ngư dân thu được lợi nhuận cao ngay từ vụ nuôi đầu tiên. Chính từ đó, phong trào nuôi loài cá này phát triển rầm rộ khắp khu vực ĐBSCL thời gian qua.